Trang thông tin điện tử
giới thiệu khối tài liệu lưu trữ tiếng Pháp
giai đoạn 1858-1954

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đang bảo quản 54 phông, sưu tập tài liệu thời kỳ thuộc Pháp (1858 - 1954). Cụ thể như sau:
- Tài liệu của các cơ quan quản lý hành chính công quyền, các cơ quan chuyên môn, tòa án, công ty, một số hội… của Đông Dương, của Bắc Kỳ, tòa công sứ các tỉnh Bắc Kỳ và Tòa Đốc lý Hà Nội.
- Tài liệu về các công trình kiến trúc, công trình dân dụng do các kiến trúc sư người Pháp thiết kế, được xây dựng trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị Việt Nam, gồm có: trụ sở làm việc của các cơ quan, công sở của Pháp; trường học, bệnh viện và tư dinh của một số quan chức người Pháp ở Hà Nội và trụ sở làm việc của một số cơ quan, công sở, tư dinh của quan chức người Pháp ở một số tỉnh của Bắc Kỳ.
- Tài liệu về các công trình thuỷ lợi ở các tỉnh Bắc Kỳ, như Đập Đáy, Đập Liễn Sơn… và gần 20 công trình ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ.
- Tài liệu về các công trình giao thông, gồm: các cầu trên đường quốc lộ, đường liên tỉnh, đường hàng tỉnh.
Ngoài ra còn có trên 11.000 cuốn công báo, sách, tạp chí viết bằng tiếng Pháp

Tra cứu mục lục các phông tài liệu đã chỉnh lý và phục vụ độc giả tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I:

Tóm tắt:
Tra cứu

Tóm tắt:
Sở Lính khố xanh Tra cứu

Tóm tắt:
Tra cứu

Các cơ quan cấp liên bang

Tóm tắt:
Theo sắc lệnh ngày 17 tháng 10 năm 1887, Chính phủ Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Nam Kỳ, Cao Miên và Trung-Bắc Kỳ. Ngày 18 tháng 4 năm 1899, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào, tiếp đến ngày 05 năm tháng 01 năm 1900 đất Quảng Châu Loan cũng được nhập vào cùng một chế độ chính trị như bốn xứ trên và kể từ đó Liên bang Đông Dương được hoàn chỉnh. Đứng đầu Liên bang Đông Dương là viên Toàn quyền đại diện của chính phủ Pháp ở Đông Dương.
Phủ Toàn quyền Đông Dương là cơ quan đứng đầu bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương, có trách nhiệm giúp việc cho Toàn quyền về mọi mặt: chính trị, quân sự, dân sự, ngoại giao…
- Số lượng tài liệu: 10.513 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1860-1945 Tra cứu

Tóm tắt:
Nha Nông, Lâm, Thương mại Đông Dương thành lập ngày 04 tháng 3 năm 1898 với chức năng: nghiên cứu những vấn đề về nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại và thuộc địa; phát triển khai thác thuộc địa, cải tiến phương pháp trồng trọt, quy hoạch và bảo tồn rừng; phối hợp các kinh nghiệm và thử nghiệm đã thực hiện tại các vùng của Đông Dương; tập hợp tài liệu, thông tin, mẫu và các sưu tập liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp và thương mại; lập báo cáo và thống kê về kinh tế Đông Dương.
- Số lượng tài liệu: 900 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1852-1920 Tra cứu

Tóm tắt:
Sở Địa lý Đông Dương thành lập theo nghị định ngày 05 tháng 7 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương và trực thuộc Ban Tham mưu quân đội Pháp. Sở có chức năng đo đạc về thiên văn, trắc địa, lập bản đồ, nghiên cứu địa hình, biên tập và xuất bản bản đồ.
Các công việc trên được phân chia thành 3 ban:
Ban 1: làm công việc thiên văn và trắc địa
Ban 2: làm công việc đo vẽ địa hình
Ban 3: làm công việc họa đồ và chụp ảnh
- Số lượng tài liệu: 300 bản đồ
- Thời gian tài liệu: 1840-1940 Tra cứu

Tóm tắt:
Thành lập theo nghị định ngày 31 tháng 12 năm 1911 của Toàn quyền Đông Dương và được hoàn thiện bởi các nghị định ngày 20 tháng 6 năm 1921 và 08 tháng 4 năm 1925.
Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương có nhiệm vụ kiểm tra tất cả các Sở Công chính, thu thập và khai thác các tư liệu liên quan đến xây dựng và khai thác thiết bị kinh tế của thuộc địa.
- Số lượng tài liệu: 385 gói và 2395 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1876-1956 Tra cứu

Tóm tắt:
Sở Tiếp tế và Vận tải biển Đông Dương thành lập ngày 15 tháng 7 năm 1917, có nhiệm vụ tập trung và điều hành mọi hoạt động hành chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn của cải của Thuộc địa cho các nhu cầu của Chính quốc. Sở cũng có nhiệm vụ tập trung và điều hành các biện pháp do Chính quyền đề nghị để cung cấp những thứ cần thiết cho Thuộc địa.
Theo nghị định ngày 25 tháng 5 năm 1921 của Toàn quyền Đông Dương, Sở Tiếp tế bị xóa bỏ và Sở Vận tải biển được sáp nhập vào Hạm đội Đông Dương.
- Số lượng tài liệu: 28 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1917-1928 Tra cứu

Tóm tắt:
Sở Tài chính Đông Dương thành lập theo sắc lệnh ngày 08 tháng 12 năm 1906 của Tổng thống Pháp và được tổ chức theo nghị định ngày 24 tháng 01 năm 1907 của Toàn quyền Đông Dương.
Sở có nhiệm vụ chuẩn bị và thực hiện Ngân sách chung, ngân sách phụ của Ngân sách chung và ngân sách vốn vay; ủy chi vốn Ngân sách cho các Sở Tài chính cấp dưới; thu thập mọi thông tin liên quan đến quản lý ngân sách địa phương, ngân sách tỉnh và thành phố; giám sát và kiểm tra việc vay vốn và thanh toán mọi chi phí từ Ngân sách chung và kiểm tra các Sở Tài chính cấp thành phố…
- Số lượng tài liệu: 25.000 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1889-1945 Tra cứu

Tóm tắt:
Sở Kiểm tra Tài chính Đông Dương thành lập ngày 14 tháng 3 năm 1896 và trực thuộc Phủ Toàn quyền. Sở được tổ chức lại và hoàn thiện theo các sắc lệnh ngày 22 tháng 3 năm 1907, 27 tháng 5 năm 1911, ngày 25 và 28 tháng 5 năm 1913…
Cơ quan này có chức năng kiểm tra việc thực hiện ngân sách của các cơ quan ở Đông Dương trừ ngân sách của Chính phủ An Nam; kiểm tra việc thực hiện ngân sách của các xã cả Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Cao Miên.
Ngoài ra, Sở Kiểm tra Tài chính Đông Dương có chức năng giám sát: một mặt về quản lý ngân sách dân sự và quân sự, mặt khác về quản lý ngân sách đặc biệt của Phòng Thương mại.
- Số lượng tài liệu: 394 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1886-1946 Tra cứu

Tóm tắt:
Nha Thương chính Đông Dương thành lập theo sắc lệnh ngày 06 tháng 10 năm 1897 của Tổng thống Cộng hòa Pháp. Nha Thương chính Đông Dương được tổ chức lại và thay đổi theo các sắc lệnh ngày 30 tháng 01 năm 1898 và ngày 04 tháng 12 năm 1914. Nha này có chức năng thu các loại thuế gián thu cho Ngân sách chung và thu các loại phí cho các Ngân sách địa phương.
- Số lượng tài liệu: 28 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1888-1921 Tra cứu

Tóm tắt:
Sở thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1899, có chức năng kiểm tra những việc có liên quan tới trước bạ, tài sản và tem của Đông Dương; đảm bảo việc thực hiện những quy định liên quan tới Sở; kiểm soát việc thu thuế; giám sát các Phòng Trước bạ, Tài sản cũng như việc bảo quản các vật cầm cố và kho tem trên toàn cõi Đông Dương.
- Số lượng tài liệu: 14.522 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1864-1945 Tra cứu

Tóm tắt:
Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương thành lập ngày 29 tháng 11 năm 1917 và có trụ sở tại Hà Nội. Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương được tổ chức lại và hoàn thiện bởi các nghị định ngày 26 tháng 12 năm 1918, ngày 16 tháng 02 năm 1922, ngày 06 tháng 7 năm 1929 và ngày 29 tháng 3 năm 1943.
Sở có nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo trực tiếp về mặt nghiệp vụ các Kho Lưu trữ và Thư viện ở các xứ và các kỳ thuộc Liên bang Đông Dương.
- Số lượng tài liệu: 2.327 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1917-1957 Tra cứu

Tóm tắt:
Tổng Thanh tra các Cơ quan vệ sinh y tế và dược Đông Dương thành lập theo nghị định ngày 27 tháng…năm 1914 của Tổng thống Cộng hòa Pháp và được hoàn thiện bởi các nghị định ngày 29 tháng 02 năm 1928 và 22 tháng 4 năm 1930. Tổng thanh tra các Cơ quan y tế và dược Đông Dương có nhiệm vụ giám sát hoạt động chung của các cơ quan y tế và dược của Đông Dương; nghiên cứu và áp dụng mọi vấn đề liên quan đến vệ sinh y tế và bảo vệ sức khỏe công cộng.
Với sắc lệnh ngày 15 tháng 7 năm 1931 của Tổng thống Cộng hòa Pháp, Tổng Thanh tra các Cơ quan y tế và dược Đông Dương cũng được đổi tên thành Tổng Thanh tra Vệ sinh và Y tế công cộng.
- Số lượng tài liệu: 60 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1907-1935 Tra cứu

Tóm tắt:
Tổng hội viên chức Đông Dương thành lập ngày 31 tháng 12 năm 1934. Tổng hội có nhiệm vụ thắt chặt các lợi ích đồng nghiệp và tình hữu nghị giữa các chi hội và cùng phối hợp chung sức để bảo vệ quyền lợi của nghiệp đoàn về vật chất và tinh thần.
- Số lượng tài liệu: 21 gói
- Thời gian tài liệu: 1934-1941 Tra cứu

Tóm tắt:
Ban chỉ đạo Hạm đội Đông Dương thành lập theo nghị định ngày 29 tháng 01 năm 1919 của Toàn quyền Đông Dương, có nhiệm vụ bảo đảm việc kiểm tra giao thông và khai thác thương mại bằng đường biển và hoạt động của tàu thuyền.
- Số lượng tài liệu: 54 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1914-1927 Tra cứu

Tóm tắt:
Công ty Hỏa xa Đông Dương - Vân Nam thành lập ngày 10 tháng 8 năm 1901, Ban quản trị trung ương có trụ sở ở Paris, sở khai thác ở Hà Nội và chi nhánh ở Vân Nam.
- Số lượng tài liệu: khoảng 84 mét giá
- Thời gian tài liệu: 1901-1954
Tra cứu

Các cơ quan cấp kỳ

Tóm tắt:
Tòa Thượng thẩm Hà Nội thụ lý các vụ án đã xử sơ thẩm ở các Tòa án tây các tỉnh của Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Lào không thuộc thẩm quyền của Tòa Thượng thẩm Sài Gòn và thẩm quyền của Quảng Châu.
- Số lượng tài liệu:
- Thời gian tài liệu: 1871-1945 Tra cứu

Tóm tắt:
Phủ Thống sứ Bắc Kỳ đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Phủ Toàn quyền Đông Dương và Thống sứ Bắc Kỳ là thành viên của Hội đồng tối cao Đông Dương.
Nhiệm vụ của Thống sứ Bắc Kỳ cũng như của Khâm sứ Trung Kỳ được quy định tại các nghị định ngày 20 tháng 4 năm 1886 và được thay đổi, hoàn thiện bằng các nghị định ngày 07 tháng 7 năm 1889 và ngày 01 tháng 4 năm 1892.
Phủ Thống sứ Bắc Kỳ điều hành chung các chính quyền Pháp ở địa phương thuộc Bắc Kỳ và kiểm soát các chính quyền bản xứ.
- Số lượng tài liệu: 86.145 hồ sơ và 803 hộp ký hiệu A, B
- Thời gian tài liệu: 1886-1945 Tra cứu

Tóm tắt:
Sở Nông nghiệp Bắc Kỳ thành lập ngày 30 tháng 4 năm 1897 và có các chức năng sau:
- Nghiên cứu mọi khả năng để phát triển nông nghiệp của xứ Bảo hộ.
- Đưa vào các phương pháp trồng trọt mới và nghiên cứu cải tiến các phương pháp trồng trọt hiện tại.
- Lập các thống kê nông nghiệp của Bắc Kỳ.
- Cung cấp cho thuộc địa những thông tin cần thiết để có thể góp phần vào việc kinh doanh thành công nông nghiệp của thuộc địa.
- Số lượng tài liệu: 105 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1886-1921 Tra cứu

Tóm tắt:
Nghị định ngày 26 tháng 9 năm 1900 của Toàn quyền Đông Dương thành lập tại Bắc Kỳ một Phòng Địa chính trực thuộc Sở Nông nghiệp Bắc Kỳ. Theo nghị định ngày 08 tháng 3 năm 1906 của Toàn quyền Đông Dương Beau, Phòng Địa chính được thành lập lại và chuyển thành Sở Địa chính đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thống sứ Bắc Kỳ.
Sở Địa chính Bắc Kỳ có trách nhiệm tổ chức, thực hiện và kiểm tra kỹ thuật việc đo đạc địa hình, lập các bản đồ và các sổ cái địa chính.
- Số lượng tài liệu: 598 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1901-1954 Tra cứu

Tóm tắt:
Khu Công chính Bắc Kỳ có chức năng nghiên cứu và xây dựng các công trình trên lãnh thổ Bắc Kỳ có liên quan tới đường sắt, đường hàng không, đường sông và đường bộ, các công trình xây dựng dân dụng, chế độ chung về nước, công tác đắp đê sông Hồng và sông Đuống, giao thông đường thủy trong đất liền, các cảng, bến tàu, đèn pha và đèn biển, các đường phố lớn ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng…
- Số lượng tài liệu: 4.687 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1889-1945 Tra cứu

Tóm tắt:
Ngày 12 tháng 3 năm 1885, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ký quyết định thành lập Sở Giáo dục tiểu học Bắc Kỳ. Với nghị định ngày 27 tháng 4 năm 1904, Sở Giáo dục tiểu học Bắc Kỳ được tổ chức lại và lấy tên Sở Học chính Bắc Kỳ.
Sở Học chính Bắc Kỳ có chức năng đảm bảo chương trình giảng dạy ở các trường công của Pháp và các trường Việt Pháp; tổ chức và kiểm tra thường xuyên các trường bản xứ.
- Số lượng tài liệu: 796 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1886-1945 Tra cứu

Tóm tắt:
Sở Y tế Bắc Kỳ thành lập ngày 20 tháng 02 năm 1889, có chức năng chỉ đạo về cứu trợ y tế, lập các báo cáo về y tế, kiểm tra các bệnh viện, các trạm xá…
- Số lượng tài liệu: 660 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1885-1926 Tra cứu

Tóm tắt:
Sở Thú y Bắc Kỳ có nhiệm vụ giám sát tình trạng vệ sinh gia súc, áp dụng các biện pháp phòng và chống bệnh lây lan; thanh tra gia súc và thịt ở các hàng bán thịt; thanh tra các chợ, lò mổ, các hội chợ súc vật hoặc chuồng trại chứa gia súc hoặc chứa thực phẩm đã chế biến từ thịt; nghiên cứu mọi biện pháp nhằm bảo tồn và cải tạo các giống gia súc và giám sát, chỉ đạo các cơ sở chăn nuôi….
- Số lượng tài liệu: 23 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1923-1931 Tra cứu

Tóm tắt:
Công ty Than Bắc Kỳ thành lập ngày 04 tháng 4 năm 1888 để khai thác mỏ than khu vực vịnh Hạ Long. Phần lớn sản lượng khai thác được dành cho xuất khẩu sang Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông.
- Số lượng tài liệu: 909 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1886-1964 Tra cứu

Tóm tắt:
Công ty Dệt Bắc Kỳ là Công ty vô danh được thành lập vào tháng 8 năm 1900, trụ sở đặt tại Nam Định.
Đối tượng hoạt động là kinh doanh tất cả các ngành có liên quan trực tiếp đến kỹ nghệ, đặc biệt là ngành dệt ở Bắc Kỳ. Công ty có một số nhà máy ở Hải Phòng và nhiều nhà máy ở Nam Định.
- Số lượng tài liệu: 235 gói
- Thời gian tài liệu: 1900-1959 Tra cứu

Tóm tắt:
Tài liệu trong hồ sơ phản ánh những vấn đề sau:
- Hồ sơ cá nhân của các quan lại làm việc trong chính quyền bản xứ. 1883-1949.
- Hồ sơ về một số quan lại đã chết. 1934-1943.
- Hồ sơ cứu trợ và trợ cấp cho thân nhân các quan lại đã mất. 1934-1938.
- Số lượng tài liệu: 1297 hồ sơ
- Thời gian của tài liệu: 1880-1949 Tra cứu

Các cơ quan cấp tỉnh

Tóm tắt:
Tòa án sơ thẩm Hải Phòng thành lập ngày 08 tháng 9 năm 1888 có nhiệm vụ xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự và thương mại xảy ra ở các tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Quảng Yên.
- Số lượng tài liệu: 2358 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1885-1929 Tra cứu

Tóm tắt:
Tòa Hòa giải rộng quyền Đà Nẵng thành lập ngày 25 tháng 3 năm 1899, có nhiệm vụ xét xử các vụ án hình sự, dân sự và thương mại xảy ra trong phạm vi lãnh thổ của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
- Số lượng tài liệu: 340 hồ sơ và 14 gói
- Thời gian tài liệu: 1889-1913
Tra cứu

Tóm tắt:
Tòa Đốc lý là cơ quan giúp việc cho Đốc lý thực hiện các chức năng: giữ gìn, quản lý tài sản của thành phố; giám sát các công sở và công việc kế toán; giám sát các công trình xây dựng thành phố; đề ra các biện pháp liên quan đến thành phố.
Số lượng tài liệu: 6007 hồ sơ
Thời gian tài liệu: 1885-1945
Tra cứu

Tóm tắt:
Phông này gồm các tài liệu liên quan đến các vấn đề về đất đai, nhà cửa, chùa chiền và các phố của Hà Nội.
- Số lượng tài liệu: 880 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1888-1956 Tra cứu

Tóm tắt:
Theo Hòa ước ký kết tại Huế ngày 25 tháng 8 năm 1883, chính quyền Pháp đặt ở mỗi tỉnh Bắc Kỳ một viên chức người Pháp gọi là Công sứ. Ngày 03 tháng 02 năm 1886, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh về tổ chức nhân sự của chính quyền địa phương và các Tòa công sứ các tỉnh.
Tòa công sứ Bắc Giang được thành lập theo nghị định ngày 10 tháng 10 năm 1895 của Toàn quyền Đông Dương.
Tòa công sứ Bắc Giang là cơ quan giúp việc cho Công sứ chủ tỉnh trong việc thực hiện chính sách bảo hộ của pháp dưới sự chỉ đạo của Thống sứ Bắc Kỳ.
- Số lượng tài liệu: 136 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1894-1935 Tra cứu

Tóm tắt:
Theo Hòa ước được ký kết tại Huế ngày 25 tháng 8 năm 1883, chính quyền Pháp đặt ở mỗi tỉnh Bắc Kỳ một viên chức người pháp gọi là Công sứ. Ngày 03 tháng 02 năm 1886, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh về tổ chức nhân sự của chính quyền địa phương và các Tòa công sứ các tỉnh.
Tòa công sứ Bắc Ninh là cơ quan giúp việc cho Công sứ chủ tỉnh trong việc thực hiện chính sách bảo hộ của Pháp dưới sự chỉ đạo của Thống sứ Bắc Kỳ.
- Số lượng tài liệu: 160 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1888-1923 Tra cứu

Tóm tắt:
Theo Hòa ước được ký kết tại Huế ngày 25 tháng 8 năm 1883, chính quyền Pháp đặt ở mỗi tỉnh Bắc Kỳ một viên chức người pháp gọi là Công sứ. Ngày 03 tháng 02 năm 1886, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh về tổ chức nhân sự của chính quyền địa phương và các Tòa công sứ các tỉnh.
Ngày 26 tháng 12 năm 1896, Phó Toàn quyền Đông Dương ký nghị định về việc chuyển tỉnh lỵ Hà Nội về làng Cầu Đơ. Ngày 03 tháng 5 năm 1902, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên tỉnh Hà Nội thành tỉnh Cầu Đơ; tỉnh lỵ đặt tại Cầu Đơ. Ngày 06 tháng 12 năm 1904, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định số 3308 đổi tên tỉnh Cầu Đơ thành tỉnh Hà Đông và tỉnh lỵ cũng mang tên Hà Đông.
- Số lượng tài liệu: 5.218 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1883-1938 Tra cứu

Tóm tắt:
Ngày 27 tháng 7 năm 1886, Viên lưỡng kỳ toàn quyền Trung - Bắc Kỳ ký nghị định số 158 thành lập tỉnh Hòa Bình.
Tòa công sứ Hòa Bình là cơ quan giúp việc cho Công sứ chủ tỉnh trong việc thực hiện chính sách bảo hộ của Pháp dưới sự chỉ đạo của Thống sứ Bắc Kỳ.
- Số lượng tài liệu: 147 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1893-1933 Tra cứu

Tóm tắt:
Theo Hòa ước được ký kết tại Huế ngày 25 tháng 8 năm 1883, chính quyền Pháp đặt ở mỗi tỉnh Bắc Kỳ một viên chức người pháp gọi là Công sứ. Ngày 03 tháng 02 năm 1886, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh về tổ chức nhân sự của chính quyền địa phương và các Tòa công sứ các tỉnh.
Lãnh thổ của tỉnh Lào Cai được đặt dưới chế độ quân sự bởi nghị định ngày 02 tháng 5 năm 1886 và dưới chế độ dân sự bởi nghị định ngày 31 tháng 01 năm 1890. Nghị định ngày 06 tháng 8 năm 1891 của Toàn quyền Đông Dương thành lập các Đạo quan binh. Tỉnh Lào Cai được đặt dưới chế độ của Đạo quan binh 3 bởi nghị định ngày 20 tháng 8 năm 1891.
Theo nghị định ngày 12 tháng 7 năm 1907 của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Lào Cai được chuyển thành tỉnh dân sự.
Tòa công sứ tỉnh Lào Cai là cơ quan giúp việc cho Công sứ chủ tỉnh trong việc thực hiện chính sách bảo hộ của Pháp dưới sự chỉ đạo của Thống sứ Bắc Kỳ.
- Số lượng tài liệu: 133 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1887-1935 Tra cứu

Tóm tắt:
Tòa Công sứ Nam Định được thành lập từ năm 1886 với chức năng là cơ quan giúp việc cho Công sứ chủ tỉnh trong việc thực hiện chính sách bảo hộ của Pháp dưới sự chỉ đạo của Thống sứ Bắc Kỳ.
- Số lượng tài liệu: 5568 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1888-1940 Tra cứu

Tóm tắt:
Theo Hòa ước được ký kết tại Huế ngày 25 tháng 8 năm 1883, chính quyền Pháp đặt ở mỗi tỉnh Bắc Kỳ một viên chức người pháp gọi là Công sứ. Ngày 03 tháng 02 năm 1886, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh về tổ chức nhân sự của chính quyền địa phương và các Tòa công sứ các tỉnh.
Tòa công sứ tỉnh Ninh Bình là cơ quan giúp việc cho Công sứ chủ tỉnh trong việc thực hiện chính sách bảo hộ của Pháp dưới sự chỉ đạo của Thống sứ Bắc Kỳ.
- Số lượng tài liệu: 228 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1883-1927 Tra cứu

Tóm tắt:
Ngày 06 tháng 8 năm 1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập các Đạo quan binh. Với nghị định ngày 20 tháng 8 năm 1891, một số huyện của tỉnh Hưng Hóa được đặt dưới chế độ của Đạo quan binh 3 và 4. Nghị định ngày 08 tháng 9 năm 1891 của Toàn quyền Đông Dương lập ranh giới của tỉnh Hưng Hóa.
Theo nghị định ngày 05 tháng 5 năm 1903 của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa được chuyển về làng Phú Thọ và sau đó lấy tên là tỉnh Phú Thọ.
Tòa công sứ tỉnh Phú Thọ là cơ quan giúp việc cho Công sứ chủ tỉnh trong việc thực hiện chính sách bảo hộ của Pháp dưới sự chỉ đạo của Thống sứ Bắc Kỳ.
- Số lượng tài liệu: 1588 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1892-1930 Tra cứu

Tóm tắt:
Tỉnh Thái Bình thành lập theo nghị định ngày 21 tháng 3 năm 1890 của Toàn quyền Đông Dương.
Tòa công sứ tỉnh Thái Bình là cơ quan giúp việc cho Công sứ chủ tỉnh trong việc thực hiện chính sách bảo hộ của Pháp dưới sự chỉ đạo của Thống sứ Bắc Kỳ.
- Số lượng tài liệu: 248 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1893-1922 Tra cứu

Tóm tắt:
Theo Hòa ước được ký kết tại Huế ngày 25 tháng 8 năm 1883, chính quyền Pháp đặt ở mỗi tỉnh Bắc Kỳ một viên chức người pháp gọi là Công sứ. Ngày 03 tháng 02 năm 1886, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh về tổ chức nhân sự của chính quyền địa phương và các Tòa công sứ các tỉnh.
Tòa công sứ tỉnh Thanh Hóa là cơ quan giúp việc cho Công sứ chủ tỉnh trong việc thực hiện chính sách bảo hộ của Pháp dưới sự chỉ đạo của Thống sứ Bắc Kỳ.
- Số lượng tài liệu: 32 gói
- Thời gian tài liệu: 1901-1945 Tra cứu

Tóm tắt:
Nghị định ngày 06 tháng 8 năm 1891 của Toàn quyền Đông Dương thành lập các Đạo quan binh. Tỉnh Tuyên Quang thuộc Đạo quan binh 3 theo nghị định ngày 20 tháng 8 năm 1891 của Toàn quyền Đông Dương. Tỉnh Tuyên Quang được thành lập theo nghị định ngày 11 tháng 4 năm 1900 của Toàn quyền Đông Dương.
Tòa công sứ tỉnh là cơ quan giúp việc cho Công sứ chủ tỉnh trong việc thực hiện chính sách bảo hộ của Pháp dưới sự chỉ đạo của Thống sứ Bắc Kỳ.
- Số lượng tài liệu: 419 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1891-1933 Tra cứu

Tóm tắt:
Ngày 11 tháng 4 năm 1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Yên Bái.
Tòa công sứ tỉnh Yên Bái là cơ quan giúp việc cho Công sứ chủ tỉnh trong việc thực hiện chính sách bảo hộ của Pháp dưới sự chỉ đạo của Thống sứ Bắc Kỳ.
- Số lượng tài liệu: 134 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1895-1938 Tra cứu

Tài liệu sau năm 1945

Tóm tắt:
Tòa Thị chính Hà Nội được tổ chức theo nghị định số 367/cab ngày 02 tháng 6 năm 1947, đảm nhận việc quản lý những lợi ích hành chính của dân bản xứ gốc Việt và dùng các biện pháp xã hội để cải thiện đời sống của họ cho đến khi thiết lập lại hoàn toàn trật tự công cộng trên toàn lãnh thổ Bắc Kỳ và bắc Trung Kỳ.
- Số lượng tài liệu: 344 hồ sơ và 37 gói
- Thời gian tài liệu: 1947-1954 Tra cứu

Tóm tắt:
Phủ Thủ hiến Bắc Việt được tổ chức bởi dụ số 2 của Bảo Đại ngày 01 tháng 7 năm 1949, đứng đầu là một Thủ hiến, đại diện cho Chính phủ trong việc thực hiện các dụ, sắc lệnh, nghị định trong địa phương mình; kiểm tra việc quản lý tỉnh, thành phố và xã; việc duy trì trật tự công cộng…
- Số lượng tài liệu: 4 gói (0.8 mét giá)
- Thời gian tài liệu: 1948-1955 Tra cứu

Tóm tắt:
Sở Thanh tra lao động Bắc Việt được thành lập bằng nghị định số 2536 ngày 10 tháng 7 năm 1952. Sở có nhiệm vụ kiểm soát việc thi hành luật lệ lao động và an ninh xã hội tại các xí nghiệp kỹ nghệ, thương mại, nông nghiệp và các nghề tự do; hòa giải và làm trọng tài trong các vụ xích mích cá nhân hay tập thể về lao động, kiểm soát việc sử dụng các ngoại kiều; nghiên cứu các phương sách nhằm chống nạn thất nghiệp và giải quyết nạn thiếu nhân công trong nước…
- Số lượng tài liệu: 10 gói (1 mét giá)
- Thời gian tài liệu: 1949-1953 Tra cứu

Tóm tắt:
Sở Học chính Bắc Việt thành lập ngày 21 tháng 4 năm 1949, có nhiệm vụ thiết lập chương trình học; tổ chức thi; nghiên cứu văn hóa và xuất bản sách; quản lý lương và giữ các giấy tờ sổ sách kiểm toán…
- Số lượng tài liệu: 1015 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1898-1954 Tra cứu

Tóm tắt:
Sở Thông tin và Tuyên truyền Bắc Việt được thành lập theo nghị định số 909-TTP-ND ngày 30 tháng 11 năm 1948. Sở có nhiệm vụ kiểm soát báo chí xuất bản hàng ngày, hàng tuần, hay xuất bản vào từng thời kỳ nhất định; kiểm soát mọi in ấn, tổ chức và kiểm soát việc thông tin trên khắp địa hạt Bắc Việt trừ địa bàn Hà Nội do Bộ Thông tin điều khiển.
- Số lượng tài liệu: 1984 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1947-1954 Tra cứu

Tóm tắt:
Nha Y tế Bắc Việt thành lập theo nghị định số 215-TTP-NĐ ngày 03 tháng 02 năm 1949. Nha có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho Bảo an binh, cho công chức và công chức tập sự.
- Số lượng tài liệu: 1740 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1949-1954 Tra cứu

Tóm tắt:
Tài liệu của phông bao gồm tài liệu của một số cơ quan thuộc chính phủ Bảo Đại như phủ Thủ tướng, Bộ Nội vụ, Bộ Công vụ, Bộ Giáo dục quốc gia, Bộ Y tế, Bộ Thể thao và Thanh niên.
- Số lượng tài liệu: 3392 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1948-1953 Tra cứu

Tóm tắt:
Thành phần tài liệu gồm của các cơ quan: Văn phòng Bảo Đại tại Đà Lạt, Tòa Khâm mạng hoàng triều cương thổ, Tòa Tổng thư ký cao nguyên miền Bắc, Tòa Tổng thư ký cao nguyên miền Nam.
- Số lượng tài liệu: 7.941 hồ sơ
- Thời gian tài liệu: 1945-1956 Tra cứu

Sưu tập tài liệu

Tóm tắt:
Tài liệu về điều tra dân số năm 1921 và 1931 các tỉnh Bắc Kỳ:
Thống kê dân số các làng, tổng, huyện (hoặc châu, phủ) thuộc các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Ninh, Hoà Bình, Hưng Yên, Kiến An, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Phúc Yên, Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Yên Bái …
- Số lượng tài liệu: 1694 hồ sơ
- Thời gian của tài liệu: 1921, 1931 Tra cứu

Tóm tắt:
Bản vẽ các công trình xây dựng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ
Các công văn trao đổi liên quan đến chủ trương, kế hoạch kinh phí xây dựng, sửa chữa, cải tạo các công trình trên. Các bản dự toán, ước toán, đấu thầu, mời thầu …
Tài liệu các công trình kiến trúc khu vực Miền Bắc, nhất là ở Hà Nội gồm có tài liệu về các dinh thự là trụ sở làm việc của các cơ quan, công sở từ thời Pháp và tư dinh của một số quan chức cao cấp của Pháp như:
+ Dinh của Phủ Toàn quyền Đông Dương
+ Phủ Thống sứ Bắc Kỳ
+ Nhà hát Thành phố Hà Nội
+ Nha Tài chính Đông Dương
+ Trường Đại học Đông Dương
+ Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương
+ Bảo tàng của Trường Viễn Đông Bác cổ
+ Các Bệnh viện ở Hà Nội và ở các tỉnh Bắc Kỳ
+ Các trường Trung học cơ sở và các trường tiểu học ở Hà Nội và các tỉnh
+ Sở Bưu điện Bờ Hồ và Bưu điện các tỉnh Bắc Kỳ
+ Ga Hà Nội
+ Toà Sứ các tỉnh Bắc Kỳ
+ Toà Án Các Tỉnh Bắc Kỳ
+ Nha Cảnh sát, Sở Mật vụ
+ Sân bay Gia Lâm…
- Số lượng tài liệu: 4160 hồ sơ
- Thời gian của tài liệu: 1887- 1954 Tra cứu

Tóm tắt:
- Tài liệu liên quan đến chủ trương, kế hoạch kinh phí, các bản dự toán, ước toán, đấu thầu, mời thầu …xây dựng, sửa chữa, đường quốc lộ, đường liên tỉnh và cầu nhỏ, trên các đường liên tỉnh ở Bắc kì.
- Tài liệu về các công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo các đường, cầu nhỏ, cống trên Quốc lộ số 1 và số 5
- Tài liệu về các công trình xây dựng các đường quốc lộ, cầu nhỏ, cống trên liên khu 5-Dilang Dakto, Quảng Ngãi-Kontum;
- Tài liệu xây dựng đường sắt Tân Ấp - Thà khẹt;
- Các bản vẽ kỹ thuật đầu máy xe lửa…
- Số lượng tài liệu : 1626 hồ sơ
- Thời gian tài liệu : 1889-1954 Tra cứu