Trang thông tin điện tử
giới thiệu khối tài liệu lưu trữ tiếng Pháp
giai đoạn 1858-1954
Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử

Triển lãm do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I) hợp tác với Cục Lưu trữ Pháp (Lưu trữ quốc gia Hải ngoại) và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (1973 - 2023), 10 năm hai nước nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược (2013 - 2023). Triển lãm giới thiệu hơn 100 bản vẽ, tài liệu lưu trữ và hình ảnh về cây cầu từ năm 1898 đến năm 1975 cùng một số tranh, ảnh và hiện vật của các nhiếp ảnh gia, các cá nhân trong và ngoài nước và được bố cục gồm 3 phần:
- Cây cầu sinh ra từ ý tưởng điên rồ!
- Bên cầu Long Biên
- Ký ức cầu Long Biên trong chúng ta

profile-sample2
Hồ Gươm, Giao lộ Đông - Tây

Triển lãm nhằm mục đích mang lại cho công chúng cái nhìn toàn diện hơn về sự tiếp biến cảnh quan không gian lịch sử văn hóa hồ Gươm trong những năm đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, thể hiện qua 3 chủ đề:

- Quá trình thay đổi diện mạo hồ Gươm
- Bảo tồn không gian văn hóa lịch sử hồ Gươm
- Hồ Gươm - Trung tâm dịch vụ và văn hóa giải trí
profile-sample2
Đông Dương - Xứ sở diệu kỳ
Nhằm giới thiệu đến công chúng những tài liệu, hình ảnh tiêu biểu về các điểm du lịch của ba nước Đông Dương, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức triển lãm trực tuyến với chủ đề "Đông Dương - Xứ sở diệu kỳ". Triển lãm phác họa những điểm đến du lịch ở Đông Dương đầu thế kỷ 20 và xoay quanh 3 nội dung chính:
Phần 1: Đông Dương - Miền đất của những kỳ quan
Phần 2: Biển Đông Dương - Thiên đường xứ nhiệt đới
Phần 3: Núi non Đông Dương - Những khu nghỉ mát lý tưởng
profile-sample2
Ký ức chợ xưa
Với mong muốn đưa công chúng trở về với những ký ức xưa của Hà Nội trong dòng chảy của lịch sử qua những tư liệu, hình ảnh sinh động về chợ và phố chợ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức triển lãm tài liệu trực tuyến "Ký ức chợ xưa".
Những hình ảnh chợ xưa như chợ Đồng Xuân, chợ Bưởi, chợ hoa tết, các phiên chợ truyền thống, những gánh hàng rong trên khắp phố phường Hà Nội xưa từ thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX sẽ được tái hiện một cách sống động, chân thực nhất qua hai phần của triển lãm:
Phần I: Chuyện quy hoạch
Phần II: Những ký ức xưa
profile-sample2
Hoài niệm Hà Nội phố
Triển lãm do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam hợp tác tổ chức, giới thiệu hơn 130 phiên bản tài liệu, hình ảnh, bản đồ, bản vẽ kỹ thuật…góp phần tái hiện đời sống sinh hoạt, văn hoá, tôn giáo của người dân Hà Nội đầu thế kỷ 20.


Triển lãm được bố cục theo 3 chủ đề:
Chủ đề 1: Từ Nhượng địa Pháp đến khu phố Tây.
Chủ đề 2: Phố cổ Hà Nội.
Chủ đề 3: Thành Hà Nội và phụ cận
profile-sample2
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội

Triển lãm giới thiệu 70 phiên bản tài liệu hành chính, hình ảnh, bản vẽ kỹ thuật… về các công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Đây là những công trình do các kiến trúc sư Pháp thiết kế và xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như: Nhà hát thành phố, Bảo tàng Louis Finot của trường Viễn Đông bác cổ (1925) nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam Sở Bưu điện Hà Nội, Trường Đại học Đông Dương, Nha Tài chính Đông Dương (1926) nay là Bộ Ngoại giao và cầu Doumer (cầu Long Biên).
profile-sample2
Giáo dục Việt Nam giai đoạn 1802 – 1945 qua tài liệu lưu trữ
Triển lãm giới thiệu 120 phiên bản tài liệu, hình ảnh lưu trữ có giá trị được lựa chọn từ khối Châu bản triều Nguyễn và các phông tài liệu tiếng Pháp đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I với mục đích cung cấp thêm thông tin về chủ trương và chính sách giáo dục ở Việt Nam trải qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1802 đến 1945.
Tài liệu được trưng bày thành 2 phần:
- Châu bản triều Nguyễn với giáo dục và khoa cử
- Nền giáo dục Pháp tại Việt Nam
profile-sample2
Quan hệ Việt Nam - Pháp qua bốn thế kỷ
Trong khuôn khổ năm chéo Pháp tại Việt Nam và Việt Nam tại Pháp (2013), Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Hải ngoại Pháp đã hợp tác tổ chức triển lãm "Quan hệ Việt Nam - Pháp qua bốn thế kỷ" để giới thiệu tới công chúng hai nước những thời kỳ quan trọng trong lịch sử chung của hai quốc gia qua một số hình ảnh.
+ Cuộc gặp gỡ giữa các nền văn minh
+ Việc mở trường học
+ Cơ sở hạ tầng và các công trình cầu đường
+ Khai khẩn lãnh thổ, rừng và việc khai thác rừng công nghiệp hóa
+ Đấu tranh chống ngoại xâm
+ Cuộc chiến giành độc lập. Hồ Chí Minh và người Pháp
+ Những người đã yêu mến nước Việt Nam. Văn học Pháp - Việt và những ảnh hưởng qua lại
+ Nước Pháp trên đất Việt
+ Cộng đồng người Việt Nam sống tại Pháp
+ Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực lưu trữ giữa Việt Nam và Pháp
profile-sample2
Quy hoạch đô thị và địa giới hành chính Hà Nội giai đoạn 1873-1954

Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức Triển lãm tài liệu lưu trữ với chủ đề "Quy hoạch đô thị và địa giới hành chính Hà Nội giai đoạn 1873 -1954". Tài liệu trưng bày tại Triển lãm gồm các bản đồ và một số tài liệu dạng văn bản về quy hoạch đô thị và địa giới hành chính ở Hà Nội từ năm 1873 đến năm 1954. Đây là những sử liệu quan trọng đối với người làm công tác nghiên cứu về lịch sử Hà Nội. Đặc biệt, trong số đó có một số tài liệu lưu trữ gốc và một số tài liệu lần đầu tiên được công bố rộng rãi.

Nội dung triển lãm gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1873-1895
- Giai đoạn 1895-1927
- Giai đoạn 1928-1945
- Giai đoạn 1945-1954
profile-sample2
Phái đoàn Quốc hội Việt Nam thăm hữu nghị Cộng hòa Pháp năm 1946 - Một biểu tượng của khát vọng hòa bình

Thực hiện nhiệm vụ phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, góp phần nêu cao và giáo dục truyền thống cho các thế hệ người Việt Nam, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ phối hợp cùng Vụ Thông tin - Văn phòng Quốc hội tổ chức triển lãm "Phái đoàn Quốc hội Việt Nam thăm hữu nghị Cộng hòa Pháp năm 1946 - Một biểu tượng của khát vọng hòa bình" lần đầu tiên giới thiệu sưu tập khoảng 150 ảnh, tài liệu, tư liệu đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II và từ các lưu trữ quốc gia Việt Nam, Pháp, các bảo tàng, thư viện về chuyến thăm hữu nghị Cộng hòa Pháp của Quốc hội Việt Nam năm 1946.

Triển lãm gồm 2 phần:
- Từ Quốc dân Đại hội Tân trào đến Quốc hội khóa đầu tiên;
- Hành trình của Phái đoàn Quốc hội Việt Nam khóa I trong chuyến thăm hữu nghị Cộng hòa Pháp năm 1946.
profile-sample2
Tuyên truyền Cách mạng trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ
Trong không khí cả nước thi đua thực hiện Hướng dẫn số 157-HD/BTGTW ngày 21-5-2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc "Tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ) tổ chức Triển lãm với chủ đề "Tuyên truyền cách mạng trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ".
160 phiên bản tài liệu đưa ra trưng bày tại cuộc triển lãm này chủ yếu là truyền đơn. Bên cạnh đó còn có một số báo chí cách mạng, ấn phẩm của Đảng; một số công văn, báo cáo mật của chính quyền thực dân Pháp về hoạt động tuyên truyền của các tổ chức cộng sản, các tổ chức của Đảng.
Triển lãm được bố cục 4 phần gồm:
-Phần I: Giai đoạn trước năm 1930
-Phần II: Giai đoạn 1930 - 1935
-Phần III: Giai đoạn 1936 - 1939
-Phần IV: Giai đoạn 1939 - 1945
profile-sample2
Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

Gần 300 tài liệu và hình ảnh được lưu trữ tại Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam và Cộng hòa Pháp được giới thiệu tới công chúng, nhằm tái hiện lịch sử hình thành vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh từ khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, thiết lập chủ quyền Đại Việt ở vùng đất phía Nam (năm 1868) cho đến năm 1945.

Bên cạnh đó, triển lãm cũng giới thiệu quá trình quy hoạch và kiến thiết thành phố Sài Gòn và những công trình xây dựng mang đậm kiến trúc Pháp trong nửa cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX như: Tòa Thị chính thời Pháp thuộc nay là UBND Thành phố Hồ Chí Minh; Bưu điện Thành phố; Nhà thờ Đức Bà; Dinh toàn quyền Đông Dương nay là Hội trường Thống Nhất…

Triển lãm được tổ chức nhân kỷ niệm 320 năm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh (1698-2018); 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (1973-2018) và chào mừng Thủ tướng Cộng hòa Pháp Édouard Philippe đến thăm Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh.
profile-sample2
Sài Gòn - từ thành thị phong kiến đến thành phố kiểu phương Tây
Triển lãm nhằm tuyên truyền, giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tài liệu lưu trữ phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử quá trình biến đổi của Sài Gòn-Gia Định-Thành phố Hồ Chí Minh từ cách đây hai thế kỷ.
Triển lãm gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ quốc gia bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 4 và Trung tâm Lưu trữ quốc gia 2 cũng như tài liệu thời kỳ thuộc địa Pháp tại Lưu trữ Hải ngoại Pháp (ANOM). Trong đó, nhiều tư liệu, hình ảnh sưu tập của các cá nhân, nhà nghiên cứu về Sài Gòn-Gia Định và lần đầu được giới thiệu đến người xem.
Các tác phẩm triển lãm là xâu chuỗi hình ảnh, tư liệu có nội dung phản ánh quá trình lịch sử hình thành vùng đất Sài Gòn-Gia Định-Thành phố Hồ Chí Minh từ khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, thiết lập chủ quyền Đại Việt ở vùng đất phía Nam (năm 1868); chúa Nguyễn Phúc Ánh chọn Gia Định làm kinh kỳ. Bên cạnh đó, triển lãm cũng giới thiệu về lịch sử Sài Gòn trở thành thuộc địa của Pháp giai đoạn 1858-1945 và các công trình kiến trúc tiêu biểu do chính quyền thuộc địa Pháp xây dựng tại Sài Gòn trong nửa cuối thế kỷ 19, nửa đầu thế kỷ 20, mà nay đã trở thành di sản kiến trúc của Thành phố Hồ Chí Minh.